Khoản dự phòng- nợ phải thu khó đòi

10:31 - 19/08/2019

Khoản dự phòng- nợ phải thu khó đòi

Ngày 08/8/2019 Bộ Tài Chính ban hành thông tư số 48/2019/TT-BTC Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phấm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp …

Khoản dự phòng- nợ phải thu khó đòi

Ngày 08/8/2019 Bộ Tài Chính ban hành thông tư số 48/2019/TT-BTC Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phấm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp .

Khoản dự phòng- nợ phải thu khó đòi

Theo đó, các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Cách xác định nợ phải thu khó đòi như sau:

– Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

– Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

– Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài . Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 06 tháng – 01 năm; 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 01 – 02 năm; 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 02 – 03 năm; 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 03 năm trở lên.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/10/2019 và áp dụng từ năm tài chính 2019.
http://www.hnlaw.vn/thue-sau-khi-thanh-lap/

Định hướng ngành pháp chế
Những điểm mới khóa học pháp chế
Giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp
Đào tạo pháp chế tận tâm
Pháp chế ngân hàng