Nghề pháp chế doanh nghiệp tại Việt Nam

15:07 - 06/06/2019

Nghề pháp chế doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, bộ phận pháp chế (tiếng Anh: lawyer-in-house, corporate counsel, legal department, legal affairs) được doanh nghiệp thuê xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. 

Nghề pháp chế doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, bộ phận pháp chế (tiếng Anh: lawyer-in-house, corporate counsel, legal department, legal affairs) được doanh nghiệp thuê xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Theo đó, bộ phận pháp chế doanh nghiệp thực hiện đầu tiên trách nhiệm pháp lý của Công ty và thực hiện các giao dịch pháp lý thông thường. Công việc của bộ phận pháp chế có thể bao gồm lưu trữ tài liệu, xem xét quan hệ lao động, kiểm tra bất động sản, hợp đồng, giấy phép công nghệ, thương hiệu, thuế và hồ sơ pháp lý, tranh tụng. Bộ phận pháp chế doanh nghiệp cũng có thể tạo ra các chính sách quản lý rủi ro và giáo dục các nhân viên khác để tránh rắc rối pháp lý hoặc làm thế nào để nhận ra vấn đề một cách nhanh chóng. Bộ phận pháp chế nên/sẽ ký hợp đồng thuê ngoài (outsourcing) khi tham gia vào một thương vụ mới hoặc chứa đựng rủi ro cao.

Nghề pháp chế doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, bộ phận pháp chế cho doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng phát triển vô cùng cần thiết. Chính vì thế việc lựa chọn một cơ sở uy tín, chất lượng để được nắm bắt những kỹ năng pháp chế là vô vùng cần thiết.

Đến với công ty luật TNHH Hnlaw & Partners là sự lựa chọn sáng suốt bởi bạn sẽ được đào tạo nhiều kỹ năng như:

– Kỹ năng làm giấy phép con
– Kỹ năng giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn nội bộ của công ty
– Kỹ năng giải quyết vấn đề về thuế, lao động, bảo hiểm
– Kỹ năng soạn thảo hợp đồng mẫu giao dịch trong công ty
– Kỹ năng kiểm tra hợp đồng
– Kỹ năng nhập mã Hs code cho sản phẩm mà công ty muốn nhập khẩu hoặc xuất khẩu
– Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– …………
Cụ thể chúng tôi sẽ giúp bạn có được những kỹ năng sau:

– Tư duy luật sư pháp chế doanh nghiệp cần có các kỹ năng soạn thảo, góp ý, thẩm định, đàm phán, ký kết hợp đồng; xử lý tranh chấp; tranh tụng; xây dựng văn bản chế độ của doanh nghiệp (quy trình, quy định, quy chế), ủy quyền hành chính; nghiên cứu khoa học… Các cán bộ pháp chế doanh nghiệp phải sử dụng thành thục gần như toàn bộ những kỹ năng này. Trong đó, họ cần phải có một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng: tư duy của luật sư.
Các cán bộ pháp chế doanh nghiệp cần và phải luôn luôn suy nghĩ như một luật sư với thân chủ/khách hàng là doanh nghiệp mà mình công tác/cộng tác. Vì vậy, các luật sư này phải tìm ra cách để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã định và không trái quy định pháp luật hiện hành chứ không phải trả lời câu hỏi làm việc đó đúng luật hay không đúng luật.

– Về kỹ năng soạn thảo văn bản: “Câu đơn là vô địch thiên hạ”. Khi soạn thảo văn bản, theo thói quen, sinh viên luật thường làm phức tạp hóa vấn đề vốn giản dị. Cách hành văn của họ, vì thế rối rắm, khó hiểu. Khi dịch tài liệu luật ngoại ngữ, sự rối rắm còn phức tạp lên một bậc nữa. Trong vấn đề này, chúng tôi, bằng kinh nghiệm có được của mình, có một câu thần chú duy nhất: “Câu đơn là vô địch thiên hạ”. Các bạn cử nhân luật cần diễn giải công việc của mình thành những câu đơn gọn gàng, dễ hiểu. Vì, rất có thể, trừ bạn ra, ở doanh nghiệp bạn phụng sự, chỉ có bạn học luật.

– Về kỹ năng đàm phán hợp đồng: “Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu”. Thành tật, các cử nhân hay “cãi” trước khi nghe rõ đối phương/đối tác nói gì. Điều này, tất nhiên, dẫn đến thất bại trong đàm phán hợp đồng. Trong đàm phán, kỹ năng nghe quan trọng hơn kỹ năng nói của các cán bộ pháp chế doanh nghiệp. Các cử nhân luật cần lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, đối tác trong quá trình đàm phán để soạn thảo hợp đồng. Trong trường hợp không đồng thuận, cán bộ pháp chế doanh nghiệp cần ghi chú lại, suy nghĩ, phản hồi với đầy đủ lý lẽ, lập luận.

– Kỹ năng nghiên cứu khoa học: người thực hành hay chê kẻ hàn lâm thiếu thực tế. Ngược lại, các nhà bác học chỉ trích người thực hành không có nền tảng khoa học vững chắc. Vì vậy, để là một cán bộ pháp chế doanh nghiệp vững chắc, giỏi nghề, bạn nên có kỹ năng nghiên cứu khoa học. Việc nghiên cứu khoa học chính là sự học và cập nhật kiến thức của bạn. Trong chừng mực nhất định, nghiên cứu khoa học trui rèn kỹ năng viết cực kỳ cần thiết trong quá trình tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu khoa học, sinh viên luật tự mình tìm kiếm ra các phương pháp tư duy thích hợp cho một luật sư/cán bộ pháp chế (tương lai).

– Kỹ năng xây dựng văn bản chế độ: Về khái niệm, văn bản chế độ là các văn bản có đối tượng áp dụng là toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đối với từng phạm vi công việc cụ thể. Về hình thức, văn bản chế độ được xây dựng thành quy định, quy chế, quy trình… Trong đó, quy định là các văn bản chế độ có phạm vi hẹp, miêu tả một công việc nhất định (ví dụ, Quy định Nghỉ phép gộp hàng năm, Quy định bán lúa cho Ngân hàng Nông dân…). Quy chế thường do một cấp ban hành cao hơn (so với cấp ban hành Quy định) định ra đường lối cho một công việc (ví dụ, Quy chế tài chính, Quy chế thu chi tài chính…). Quy trình là trình tự một công việc chuyên môn nghiệp vụ (ví dụ, Quy trình thẩm định giá bất động sản; Quy trình cắt lỗ trong đầu tư chứng khoán…).

Văn bản chế độ của doanh nghiệp chính là quy định nội bộ của doanh nghiệp đó. Nếu văn bản chế độ thông thoáng, vững chắc thì công việc kinh doanh cởi mở, an toàn và hạn chế rủi ro pháp lý. Đồng thời, văn bản chế độ cần không trái với Hiến pháp của doanh nghiệp (Điều lệ). Vì vậy, các luật sư nội bộ cần xây dựng tổng quan hệ thống văn bản chế độ phù hợp với Điều lệ, chắc chắn, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.

– Kỹ năng tư vấn pháp luật:

Khi gặp bất cứ vấn đề pháp lý nào, các cán bộ doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp sẽ hỏi ngay cán bộ pháp chế doanh nghiệp/luật sư nội bộ để biết được đáp án pháp lý cho vụ việc. Để trả lời các câu hỏi/vụ việc này, cán bộ pháp chế doanh nghiệp (tương lai) cần tránh kiểu trả lời “đoán mò” và/hoặc câu trả lời theo hướng “có/không làm được”. Theo đó, cán bộ pháp chế doanh nghiệp (tương lai) nên ghi chép đầy đủ, vẽ lược đồ các quan hệ pháp luật và các rủi ro pháp lý (nếu có)… Ví dụ: Để thực hiện phù hợp lộ trình pháp lý A, rủi ro pháp lý là B, hệ quả pháp lý là C. Trong một số trường hợp, cần quy được thành tiền rủi ro pháp lý và chi phí (nếu có) để xử lý rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
Để biết thêm chi tiết xin hãy liên hệ Công ty luật HNLAW & PARTNERS
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Định hướng ngành pháp chế
Những điểm mới khóa học pháp chế
Giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp
Đào tạo pháp chế tận tâm
Pháp chế ngân hàng