Hoạt động theo ủy quyền
08:48 - 26/08/2019
Hoạt động theo ủy quyền
Hiện tại doanh nghiệp triển khai khá thường xuyên các hoạt động kinh doanh. Đây cũng là một trong các hoạt động mũi nhọn chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo cho bộ máy được vận hành một cách thông suốt, linh hoạt và đồng bộ trong khi kế hoạch của lãnh …
Hoạt động theo ủy quyền
Hiện tại doanh nghiệp triển khai khá thường xuyên các hoạt động kinh doanh. Đây cũng là một trong các hoạt động mũi nhọn chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo cho bộ máy được vận hành một cách thông suốt, linh hoạt và đồng bộ trong khi kế hoạch của lãnh đạo doanh nghiệp khá bận rộn thì Hnlaw& Partners tư vấn doanh nghiệp nên chọn hoạt động theo ủy quyền để phát triển bộ máy. Đây là một phần trong hoạt động phân quyền của lãnh đạo doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho doanh nghiệp.
Hoạt động theo ủy quyền
Theo luật doanh nghiệp thì người đại diện theo ủy quyền được hoạt động thay cho người ủy quyền trong phạm vi được ủy quyền.
Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thông tin cơ bản về mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của người ủy quyền
- Thông tin về người ủy quyền
c) Nội dung ủy quyền
d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền;
Nội dung giấy ủy quyền trong quản lý doanh nghiệp phải ghi rõ người đại diện theo pháp luật đang sử dụng tư cách đại diện cho doanh nghiệp để xác lập việc ủy quyền; phạm vi ủy quyền được giới hạn bởi quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo quy định của pháp luật và Điều lệ. Đồng thời, ngoài chữ ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp phải chú ý đến việc sử dụng con dấu để thể hiện rõ hơn tính đại diện cho doanh nghiệp của việc xác lập ủy quyền. Về cơ bản, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc trong phạm vi quyền hạn của mình vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, có những trường hợp bắt buộc phải ủy quyền theo quy định của pháp luật. Cụ thể, khi người đại diện theo pháp luật xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý doanh nghiệp. Một vấn đề cần lưu ý nữa là việc xác lập văn bản ủy quyền không có nghĩa là người ủy quyền sẽ không còn bất kỳ trách nhiệm gì hay người nhận ủy quyền sẽ có toàn quyền quyết định đối với những công việc được ủy quyền. Theo quy định của pháp luật, người ủy quyền vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi do người nhận ủy quyền thực hiện trong phạm vi và thời hạn ủy quyền. Đồng thời, người nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước người ủy quyền và trước pháp luật về những hành vi mà mình thực hiện. Do đó, người ủy quyền cần phải sát sao theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung ủy quyền để có thể can thiệp khi cần thiết và người nhận ủy quyền cần phải đảm bảo rằng những công việc mình thực hiện là hợp pháp và phù hợp với ý chí của người ủy quyền.
Việc ủy quyền trong doanh nghiệp là cần thiết khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thường xuyên đi công tác hoặc không thể quán xuyến hết các công việc trong doanh nghiệp. Việc ủy quyền trong trường hợp này trùng với việc phân quyền, định hướng đế doanh nghiệp được phân cấp quản lý trong từng hoạt động kinh doanh của mình.
Người điều hành doanh nghiệp giỏi cần biết ủy quyền thực hiện công việc và việc ủy quyền như thế nào theo đúng quy định và để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt.
Chi tiết xin liên hệ công ty luật Hnlaw & Partners
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com