Vốn điều lệ tối thiểu

11:13 - 11/12/2019

Vốn điều lệ tối thiểu

Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ và có quy định nào về vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp hay không? Đây là câu hỏi của rất nhiều Quý khách hàng khi đến với dịch vụ Đăng ký doanh nghiệp của HNLaw & Partners. 

Vốn điều lệ tối thiểu

Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ và có quy định nào về vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp hay không? Đây là câu hỏi của rất nhiều Quý khách hàng khi đến với dịch vụ Đăng ký doanh nghiệp của HNLaw & Partners. HNLaw & Partners xin hướng dẫn Quý khách hàng như sau:

1. Vốn điều lệ và vốn pháp định?

  • Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Nói một cách dễ hiểu, vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề. Vốn pháp định xác định theo từng ngành, nghề, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

Như vậy, số vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (hay còn gọi là vốn pháp định) chỉ áp dụng đối với 1 số ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Sau đây, là một số ví dụ về vốn pháp định của một số ngành nghề tiêu biểu:

STTNgành nghề kinh doanh có điều kiệnMức vốn tối thiểuCăn cứ pháp lý
1Kinh doanh bất động sản20 tỷ đồngNghị định 76/2015/NĐ-CP
2Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài5 tỷ đồngNghị định 126/2007/NĐ-CP
3Cho thuê lại lao động2 tỷ đồngNghị định 55/2013/NĐ-CP
4Kinh doanh dịch vụ kiểm toán6 tỷ đồngNghị định 84/2016/NĐ-CP
5Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán25 tỷ đồngKhoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP

2. Hình thức góp vốn

Khi đăng ký thành lập công ty, thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.

  • Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty (sau khi công ty đăng ký tài khoản tại các nhân hàng thương mại).
  • Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản, thành viên công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi nào về vốn điều lệ trong quá trình hoạt động như tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, Công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp” của HNLaw & Partners. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo