Thanh toán cổ phần

10:23 - 03/12/2019

Thanh toán cổ phần 

Không chỉ riêng loại hình công ty nào, tất cả các loại hình công ty đều có quy định riêng về cách thức thanh toán số cổ phần đã mua, cách thức góp số vốn đã đăng ký trong vốn điều lệ sau khi thành lập và hệ quả của nó nếu không thanh toán … 

Thanh toán cổ phần 

Không chỉ riêng loại hình công ty nào, tất cả các loại hình công ty đều có quy định riêng về cách thức thanh toán số cổ phần đã mua, cách thức góp số vốn đã đăng ký trong vốn điều lệ sau khi thành lập và hệ quả của nó nếu không thanh toán đủ, góp đủ trong một thời hạn nhẩt định theo Luật. Vậy pháp luật Việt Nam hiện đang quy định về các vấn đề này như thế nào? Đối với các doanh nghiệp đang hoang mang vì nhận thấy rằng, sau khi đăng ký thành lập công ty, mình không có khả năng góp đủ vốn, thanh toán đủ cổ phần đã đăng ký mua thì phải giải quyết ra sao? HNLaw & Partners xin đưa ra những thông tin tư vấn sau đến Quý khách hàng quan tâm đối với loại hình công ty cổ phần:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

1. Thời hạn thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp:

  • Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
  • Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định như trên, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Như vậy, Công ty có quyền quyết định thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua nhưng không được vượt quá 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này thì quyền biểu quyết của các thành viên được tính theo tỷ lệ đã đăng ký không phụ thuộc vào việc đã thanh toán đủ hay chưa.

2. Hệ quả của việc chưa thanh toán hoặc không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua:

  • Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
  • Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
  • Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Như vậy, doanh nghiệp phải chú ý rằng trong trường hợp không thanh toán đủ thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng thời hạn, nếu không sẽ bị áp dụng phạt theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.”

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua” của HNLaw & Partners. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/

Dịch vụ thu hộ
Bao thanh toán
Trái phiếu doanh nghiệp
Mượn tài sản
Góp vốn vào doanh nghiệp