Soạn thảo điều lệ

08:30 - 23/04/2021

Soạn thảo điều lệ Điều lệ công ty được xem là quy định hoạt động riêng của mỗi doanh nghiệp. Trong những ngành nghề kinh doanh đều có những quy định pháp luật mà doanh nghiệp luôn phải chấp hành. Do đó, với mỗi loại hình doanh nghiệp, điều lệ công ty vô cùng quan trọng. 

Soạn thảo điều lệ

Điều lệ công ty được xem là quy định hoạt động riêng của mỗi doanh nghiệp. Trong những ngành nghề kinh doanh đều có những quy định pháp luật mà doanh nghiệp luôn phải chấp hành. Do đó, với mỗi loại hình doanh nghiệp, điều lệ công ty vô cùng quan trọng để thành viên, cổ đông làm căn cứ thực hiện quy định của doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, các loại hình tổ chức bắt buộc phải có Điều lệ công ty gồm:

  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có điều lệ.

Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty

Để có thể soạn thảo nên một bản Điều lệ công ty hoàn chỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật, doanh nghiệp buộc phải dựa theo nguyên tắc dưới đây:

– Điều lệ phải đảm bảo có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như Luật dân sự, Luật Thương mại, pháp luật về thuế và kế toán, Luật đầu tư,…

– Khi soạn thảo Điều lệ phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, Điều lệ là một hợp đồng nhiều bên, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, các chủ sở hữu công ty, quy định về việc tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.

– Không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba.

– Khi đăng ký doanh nghiệp cần phải có họ, tên và chữ ký của những người đại diện công ty

– Khi muốn sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty thì cần tuân theo Luật Doanh Nghiệp 2020 bắt buộc phải có chữ ký của chủ sở hữu, người đại diện công ty.

Lưu ý khi xây dựng điều lệ công ty đúng quy định

– Điều lệ cần được soạn thảo phải được thông qua họp và biểu quyết đúng quy định. Điều lệ công ty sẽ do người có quyền hạn ký xác nhận.

– Mỗi công ty sẽ có một bản Điều lệ công ty riêng phù hợp với cơ cấu tổ chức và tình hình thực tế của công ty. Tránh những trường hợp sao chép của công ty khác.

– Pháp luật trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết trong việc xây dựng Điều lệ công ty. Nhưng doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nội dung không được trái với pháp luật và không xâm phạm quyền và lợi ích của bên thứ ba khác.

Quy định khi soạn thảo Nội dung Điều lệ công ty

  • Cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
  • Ngành, nghề kinh doanh của công ty.
  • Thể thức sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty.
  • Thể hiện đầy đủ tên và địa chỉ công ty và chi nhánh (nếu có)
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
  • Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết của công ty.
  • Thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của thành viên trong doanh nghiệp
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong hoạt động kinh doanh.
  • Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên trong danh nghiệp.
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp, đối với công ty cổ phần cần thêm nội dung tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần.
  • Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần.
  • Các thông tin cơ bản của thành viên hợp danh nêu là công ty hợp danh. Của chủ sở hữu công ty, thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn. Của cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần.
  • Các trường hợp giải thể doanh nghiệp, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp.

Vai trò của Điều lệ công ty

  • Có chức năng tạo cơ chế vận hành cho công ty.
  • Làm căn cứ giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
  • Giúp cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty.
  • Quy định những vấn đề cốt lõi của công ty để cho mọi đối tượng có thể tham khảo khi cần thiết.

Đọc điều lệ công ty sẽ biết được công ty này đang làm về lĩnh vực gì, người đại diện của công ty là ai, cơ cấu tổ chức công ty ra sao, quyền và nghĩa vụ của những cổ đông và thành viên như thế nào, quy định về phần góp vốn, về phương pháp trả thù lao, tiền lương cũng như những nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ phát sinh,…

Trên đây là những lưu ý cần thiết khi soạn thảo Điều lệ của một công ty với bất kỳ hình thức nào. Công ty luật Hnlaw & Partners cung cấp Dịch vụ soạn thảo Điều lệ công ty giúp Quý khách hàng có thể đảm bảo lợi ích cho các thành viên trong doanh nghiệp, qua đó, mỗi thành viên sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tương ứng của mình. Từ đó, công ty có được hệ thống tổ chức chặt chẽ hơn, có sự phân quyền rõ ràng hơn, giúp cho hoạt động của công ty thuận lợi và có hiệu quả hơn rất nhiều. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Chi tiết xin liên hệ Công ty luật Hnlaw & Partners

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Zalo: 0961.078.255

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo