Hoạt động hợp tác BCC

08:40 - 03/09/2019

Hoạt động hợp tác BCC

Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư là một việc làm phố biến và phát triển tại Việt Nam do cơ chế làm việc linh động và thông thoáng hơn so với việc cùng thành lập một mô hình doanh nghiệp để triển khai các hoạt động hợp tác kinh … 

Hoạt động hợp tác BCC

Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư là một việc làm phố biến và phát triển tại Việt Nam do cơ chế làm việc linh động và thông thoáng hơn so với việc cùng thành lập một mô hình doanh nghiệp để triển khai các hoạt động hợp tác kinh doanh.

Do đó, việc hợp tác kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có thể được triển khai một cách thường xuyên. Hoạt động hợp tác giữa các nhà đầu tư theo đó cũng thuận lợi hơn. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Đây là một hình thức đầu tư trực tiếp. Chủ thể của loại hợp đồng này có thể là cá nhân, pháp nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.

Hoạt động hợp tác BCC

Đối với hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Với hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tùy thuộc vào lĩnh vực và mức độ ảnh hưởng của dự án mà thẩm quyền quyết định chủ trương lại khác nhau, cụ thể theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2014.

Khi đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng phải thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận. Yêu cầu các bên trong hợp đồng phải thành lập ban điều phối giúp cho hoạt động đầu tư được quản lý sát sao, thực hiện dự án được linh hoạt và đúng tiến độ, đảm bảo được sự kiểm soát của các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư khi ký kết hơp đồng phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh đó, các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Luật Đầu tư 2014 cũng quy định, trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Dự phòng trường hợp các bên hợp tác với nhau thuận lợi, hiệu quả, các bên có thể tiếp tục hợp tác với nhau, thành lập tổ chức kinh tế sử dụng chính lợi nhuận thu được từ BCC.

Việc doanh nghiệp nắm rõ phương thức và nội dung của hợp đồng hợp tác BCC như trên có thể giúp doanh nghiệp triển khai linh hoạt các mô hình hợp tác trong đó có hợp tác dưới dạng hợp đồng BCC.

Chi tiết xin liên hệ công ty luật Hnlaw & Partners

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng
Tư vấn về hợp đồng
Soạn thảo hợp đồng hợp tác
Khi hợp tác kinh doanh
Giao dịch hợp đồng