Hướng dẫn hóa đơn điện tử
09:13 - 29/10/2019
Hướng dẫn hóa đơn điện tử
Tổng cục thuế đã có công văn số 4178/TCT-CS ngày 15/10/2019 nhằm giới thiệu một số nội dung của Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử(‘HĐĐT”) có hiệu lực từ 14/11/2019.
Hướng dẫn hóa đơn điện tử
Tổng cục thuế đã có công văn số 4178/TCT-CS ngày 15/10/2019 nhằm giới thiệu một số nội dung của Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử(‘HĐĐT”) có hiệu lực từ 14/11/2019. Trong đó có 11 nội dung tiêu biểu cần doanh nghiệp nắm rõ như:
1. Nội dung trên HĐĐT:
Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
đ)Tổng số tiền thanh toán;
e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
i) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
* Riêng ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn theo hướng dẫn khoản 1 Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC thì:
– Ký hiệu mẫu số hóa đơn là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn như: hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyến điện tử; các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu đỉện tử hoặc các chúng từ điện tử cỏ tên gọi khác nhưng cỏ nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định.
– Ký hiệu hóa đơn: là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn để phản ánh các thông tin như sau:
+ Ký tự đầu tiên là một (01 ) chữ cái được quy định là C hoặc K: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
+ Hai ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả rập thề hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch.
+ Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T hoặc D hoặc L hoặc M thế hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:
- Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tô chức đăng ký sử dụng;
- Chữ L: Ap dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo tùng lần phát sinh;
- Chữ M: Áp dụng đối vói hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền. + Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.
* Về chữ ký số, chữ ký điện tử của người bản- người mua:
Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp ngưòi bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký sô của cá nhân hoặc người được ủy quyền. Một số trường hợp đặc thù trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký người bán. Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua trừ trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
* Về thời điểm lập hóa đơn điện tử:
Xác định theo thời điểm người bán ký sổ, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm và phù hợp với thời điểm lập hóa đơn điện tử theo quy định.
* Về các nội dung khác trên hóa đơn điện tử:
Ngoài nội dung nêu trên, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin vê biếu trưng hay logo để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Đổi với hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
Hướng dẫn hóa đơn điện tử
2. Các trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung
Hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung trong 7 trường hợp cụ thế:
– Hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh;
– Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh;
– Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ;
– Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử;
– Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo họp đồng;
– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử;
– Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.
Hướng dẫn hóa đơn điện tử
3. Định dạng HĐĐT
– Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “extensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin), bao gồm hai thành phần: Thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số (đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuê).
– Tổng cục Thuế xây dựng và công bổ thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chừ ký sổ và cung cấp công cụ hiên thị các nội dung của hoá đơn điện tử theo quy định.
– Điều kiện chuyển dừ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
i) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mồi kênh truyền có băng thông tối thiếu 5 Mbps.
ii) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức đế kết nối.
iii) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
4. Việc áp dụng HĐĐT
Các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và đảm bảo việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
– Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm sẽ triển khai trên toàn quốc.
– Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại khoản 4 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đối với các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; hướng dẫn áp dụng hóa đơn điện tử đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế; kết nối chuyển dữ liệu điện tử từ các ngân hàng thương mại hoặc cổng thanh toán điện tử quốc gia với cơ quan thuế; hướng dẫn việc cấp và khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và các nội dung khác cần thiết theo yêu cầu quản lý.
Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì các lĩnh vực được xác định theo ngành kinh tế cấp 4 theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-‘ITg ngày 7/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Các trường hợp rủi ro cao về thuế sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế
Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong tám (08) dấu hiệu nêu tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 68/2019/TT-BTC thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên tục. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc loại rủi ro cao về thuế (thông báo theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/ND-CP) chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Sau thời gian 12 tháng, doanh nghiệp, tố chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro nếu được cơ quan thuế qua rà soát xác định không rủi ro, đáp ứng được điều kiện sừ dụng hoá đơn điện tử không có mã của Cơ quan thuế, và có đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của Cơ quan thuế thì thực hiện đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định.
6. Sử dụng HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh
Tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư sổ 68/2019/TT-BTC quy định:
– Hóa đơn điện tử có mã cấp theo từng lần phát sinh gồm: hóa đơn điện tử bán hàng và hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
– Bốn (04) trường hợp dược cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lẩn phát sinh là hóa dơn bán hàng.
– 1 lai (02) trường hợp được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa dơn giá trị gia tăng.
Tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân thuộc diện được cấp hóa đơn điện tử có mã cùa cơ quan thuế theo tùng lần phát sinh gửi dơn đề nghị cấp hóa đơn diện tử có mã của cơ quan thuế đến cơ quan thuế và phải khai, nộp thuế đầy đủ theo quy dịnh của pháp luật thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác (nếu có) trước khi được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
7. Sử dụng HĐĐT trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 68/2019/TT-BTC thì trường hợp xuất khẩu hàng hóa hay ủy thác xuất khâu hàng hóa đêu phải sử dụng sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa dơn bán hàng điện tử, cụ thể như sau:
– Trường hợp cơ sở kinh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khâu), khi xuất hàng hóa để vận chuyên đến cửa khâu hay đên nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyến diện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng cho hàng hóa xuất khẩu.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh uỷ thác xuất khẩu hàng hóa: Khi xuất hàng giao cho cơ sờ nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khâu sử dụng Phiêu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử. Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận vê sô lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử. Cơ sờ nhận uỷ thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử để xuất cho khách hàng nước ngoài.
8. Trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế
Theo quy định tại Điều 9 và Điều 15 Thông tư sổ 68/2019/TT-BTC, các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuể bao gồm:
– Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, cụ thể:
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
– Các trường họp khác được hướng dẫn tại Thông tư số 68/2019/TT-BTC như sau:
+ Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cẩm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
+ Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ đế chiếm đoạt tiền của tố chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
+ Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp, tố chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã sau khi thông báo với cơ quan thuê vê việc tiểp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyêt định cưỡng chế nợ thuế. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua đế thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh có văn bản thông báo với cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
9. Xử lý hóa đơn có mã và không có mã khi có sai sót
Tại Điều 11 và Điều 17 Thông tư số 68/2019/TT-BTC quy định:
– Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mầu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế đế cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
– Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc chưa có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót:
+ Trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ nhung không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì không phải lập hóa đơn thay thế;
+ Trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì các bên lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập.
– Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót hoặc phát hiện hóa đơn điện tử không mã đã lập có sai sót sau khi gửi cơ quan thuế thì cơ quan thuế thông báo cho người bán đế người bán kiếm tra sai sót và đê lập lại hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót (nếu cần thay thế).
10. Chuyển dữ liệu HĐĐT không có mã đến cơ quan thuế
Điều 16 Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn phương thức, thời điểm và hình thức chuyển dừ liệu hóa đơn điện tử không có mã đến cơ quan thuế như sau:
a) Về phương thức chuyển dữ liệu:
– Phương thức chuyên dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tông hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 68/2019/TT-BTC) áp dụng đối với bốn (04) trường họp sau:
+ Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiếm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không;
+ Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng;
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua theo quy định;
+ Bán xăng dầu đến người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tống hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
– Phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường họp bán hàng hóa, cung câp dịch vụ không thuộc đôi tượng được quy định chuyên dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử nêu trên.
b) Về thời điểm chuyển:
– Trường hợp thuộc đối tượng chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử thì gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Trường hợp thuộc đối tượng chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn thì người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đon cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.
c) Về hình thức chuyển dữ liệu
– Hĩnh thức gửi trực tiếp: Các doanh nghiệp đáp úng điều kiện theo quy định sẽ được lựa chọn để thôns, báo về việc kết nối kỹ thuật để chuyển dữ liệu hóa đơn trực tiêp đên Cơ quan thuế.
– Hình thức gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa dơn điện tử: Các doanh nghiệp khác gửi dừ liệu hóa đơn điện tử thông qua tô chức cung câp dịch vụ hóa đơn điện tử (theo hợp đồng ký kết giữa các bên) để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
11. Xử lý sự cố khi sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế:
Tại Điều 12 Thông tư số 68/2019/TT-BTC hưcVng dẫn xử lý sự cố trong 3 trường hợp:
– Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cổ, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên.
– Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tô chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tô chức cung cấp dịch vụ hóa đơn diện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử đe gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngan nhất.
– Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hỏa đơn điện tử có mã của cơ quan thuê nhưng gặp sự cổ dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện từ có mã của cơ quan thuế thì thông báo với cơ quan thuế để hồ trợ xử lý sự cô. Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sừ dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Chi tiết liên hệ công ty luật Hnlaw & Partners
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com
http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/