Doanh nghiệp xã hội

15:50 - 26/10/2019

Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội hiện tại ở Việt Nam chủ yếu hoạt động với mô hình phi lợi nhuận, bạn đang muốn thành lập công ty lấy lợi nhuận để phục vụ cộng đồng thì đây là lựa chọn hợp lý. 

Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội hiện tại ở Việt Nam chủ yếu hoạt động với mô hình phi lợi nhuận, bạn đang muốn thành lập công ty lấy lợi nhuận để phục vụ cộng đồng thì đây là lựa chọn hợp lý. HNLaw & Partners xin hướng dẫn Quý khách hàng về loại hình doanh nghiệp này như sau:

1.Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp

2. Tiêu chí của loại hình doanh nghiệp này như sau:

  • Là doanh nghiệp;
  • Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
  • Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội:

  • Hưởng các quyền và nghĩa vụ như doanh nghiệp thông thường
  • Duy trì mục tiêu và điều kiện hoạt động của loại hình doanh nghiệp ngày trong suốt quá trình hoạt động
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp được xem xét, hỗ trợ trong việc cấp phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật.
  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp loại hình này phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • của Nhà nước 

4. Đăng ký doanh nghiệp xã hội

  • Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Lưu ý: Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định của Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.

Lưu ý:  Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội  phải bao gồm các nội dung sau đây:

  • Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó.
  • Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
  • Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
  • Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân; nguyên tắc và phương thức xử lý các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường (nếu có).
  • Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Trên đây là những nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp xã hội” để Quý khách hàng tham khảo. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/

 

Dịch vụ thu hộ
Bao thanh toán
Trái phiếu doanh nghiệp
Mượn tài sản
Góp vốn vào doanh nghiệp