Điều kiện của cổ đông sáng lập
14:27 - 20/01/2020
Điều kiện của cổ đông sáng lập
Cổ đông là yếu tố không thể thiếu khi thành lập công ty cổ phần. Điều kiện thành lập công ty cổ phần không thể thiếu cổ đông sáng lập. Để hiểu rõ hơn về cổ đông sáng lập của công ty …
Điều kiện của cổ đông sáng lập
Điều kiện của cổ đông sáng lập Cổ đông là yếu tố không thể thiếu khi thành lập công ty cổ phần. Điều kiện thành lập công ty cổ phần không thể thiếu cổ đông sáng lập. Để hiểu rõ hơn về cổ đông sáng lập của công ty cổ phần, HNLaw & Partners xin hướng dẫn Quý khách hàng như sau:
Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014
1. Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần thành lập
Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần..
Lưu ý: Cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
2. Quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập công ty cổ phần, Điều 119, Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
- Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
- Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
- Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
3. Quuy định về Sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần:
– Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.
– Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
Như vậy, Cổ đông sáng lập của công ty cổ phần có những đặc điểm sau:
- Công ty cổ phần đăng ký thành lập mới phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập, trừ trường hợp công ty cổ phần do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
- Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập phải đăng ký mua cùng nhau ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được chào bán.
- Trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng các loại cổ phần ( cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại…) đang sở hữu cho cổ đông sáng lập khác, riêng cổ phần phổ thông chỉ được chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận trong Đại hội đồng cổ đông.
- Các hạn chế trên không áp dụng cho cổ phần phổ thông đăng ký mua sau khi đăng ký doanh nghiệp và số cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đã chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập công ty.
Trên đây là những nội dung tư vấn về “Điều kiện trở thành cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần”. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.
Chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS
Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/