Đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp

08:31 - 14/05/2020

Đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp  

Câu hỏi: Chào bạn, mình đang chuẩn bị cho việc kinh doanh nên có một vài câu hỏi mong bạn giải đáp giúp. Hiện tại mình đang hợp tác với một Viện Công nghệ thực phẩm để phát triển một loại gia vị. 

Đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp

 Câu hỏi:

Chào bạn, mình đang chuẩn bị cho việc kinh doanh nên có một vài câu hỏi mong bạn giải đáp giúp. Hiện tại mình đang hợp tác với một Viện Công nghệ thực phẩm để phát triển một loại gia vị. Sau khi hoàn thành mình sẽ đầu tư máy móc để sản xuất tại nhà với nhân lực chủ yếu là mình và một vài thành viên trong gia đình thôi, trước mắt với quy mô nhỏ để thăm dò thị trường.

 Sản phẩm gia vị này mình dự định sẽ đăng ký nhãn hiệu, xin giấy phép an toàn thực phẩm, chứng nhận hữu cơ, xác định xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng… 

Vậy xin hỏi bạn, trong trường hợp này, mình nên đăng ký là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp sẽ phù hợp hơn. Nếu không đăng ký kinh doanh mà chỉ là cá nhân thì có xin được những giấy tờ chứng nhận ở trên không bạn? Mong bạn giải đáp giúp mình, cám ơn bạn!  

  Trả lời:

1. Đối với vấn đề đăng ký doanh nghiệp hay hộ kinh doanh, chúng tôi đưa ra bảng so sánh như sau:

 Doanh nghiệpHộ kinh doanh
Khái niệmLà việc cá nhân đứng ra làm chủ một công ty, đại diện công ty thực hiện các giao dịch, các giao dịch đó được xác nhận bằng con dấu tròn pháp nhân. Khi lấy danh nghĩa công ty thì chỉ khi có đóng dấu công ty thì giao dịch mới có hiệu lựcHộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh Hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá thể phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, không cần con dấu tròn pháp nhân cũng như không xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
Tính pháp nhâncó tư cách pháp nhân, ngoại trừ doanh nghiệp tư nhânKhông có tư cách pháp nhân. Như vậy, các thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
Trách nhiệm pháp lýTrách nhiệm pháp lý cao hơn 
Nghĩa vụ thuếKhai và đóng nhiều loại thuế: môn bài, TNDN, GTGT,… Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT hay còn gọi là hóa đơn đỏ) mà hộ kinh doanh không được phépHộ kinh doanh cá thể sẽ đóng mức thuế khoán cố định vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu/năm (Không quá 1 triệu đồng) mà sẽ không phát sinh bất kỳ chi phí khác.

Như vậy, xét trường hợp của bạn muốn kinh doanh nhỏ lẻ và là các thành viên trong gia đình, nên chọn loại hình là hộ kinh doanh.

2. Nếu không đăng ký kinh doanh mà chỉ là cá nhân, các giấy tờ như: Đăng ký nhãn hiệu,xin giấy phép an toàn thực phẩm, chứng nhận hữu cơ, xác định xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng,… cá nhân có quyền xin cấp, bởi lẽ tất cả giấy phép bạn nêu đều hướng tới là sản phẩm, đối tượng áp dụng trong các văn bản pháp luật điều chỉnh của các giấy phép nêu trên đều là áp dụng đối với cá nhân. Ví dụ một số giấy phép sau:

* Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2005

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

  1. Tổ chức,cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức,cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó

Như vậy theo quy định của pháp luật, không phân biệt cá nhân, hay tổ chức mới là chủ thể có quyền nộp đơn. Miễn là hàng hóa, dịch vụ đó do cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thì có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

* Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Đối tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì được xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Để được tư vấn xin quý khách hàng cung cấp thông tin gồm: tên, số CMT, CCCD, email, số điện thoại liên hệ đối với khách hàng là cá nhân; tên doanh nghiệp và mã số thuế, số điện thoại liên hệ đối với khách hàng doanh nghiệp! Quý khách hàng có thể gửi thông tin về địa chỉ email của chúng tôi như ở dưới để được tư vấn chi tiết thủ tục và nhận bảng báo giá dịch vụ.

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Hotline: 0912.918.296

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/

https://doanhnghiepvn.vn

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo