Cạnh tranh không lành mạnh

16:27 - 29/09/2019

Cạnh tranh không lành mạnh: xử phạt vi phạm hành chính

Ngày 26 tháng 9 năm 2019 Chính phủ ban hành nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. 

Cạnh tranh không lành mạnh: xử phạt vi phạm hành chính

Ngày 26 tháng 9 năm 2019 Chính phủ ban hành nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Nghị định này quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, việc thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác.

Hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh bao gồm:

  • Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
  • Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;
  • Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế;
  • Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh;
  • Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

Hình thức xử phạt vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính về cạnh tranh:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

 Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;
  • Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.

Nghị định này áp dụng cho:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
  • Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2019.

Công ty luật Hnlaw & Partners

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

 

http://www.hnlaw.vn/cap-nhat/

 

Ký hợp đồng loại nào?
Hợp đồng thuê đất có bắt buộc phải công chứng không?
Lãi suất vay trong hợp đồng vay
Miễn thuế khi chuyển nhượng bất động sản
Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai