Các khoản chịu thuế TNDN
10:04 - 21/09/2019
Các khoản chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Vấn đề pháp lý liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp: Các quy định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành sau:
Các khoản chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Vấn đề pháp lý liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp:
Các quy định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành sau:
Văn bản | Cơ quan ban hành | Thời gian ban hành | Thời gian hiệu lực |
Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 | Luật 32/2013/QH13 | 19/6/2013 | 1/1/2014 |
Nghị định | 218/2013/NĐ-CP | 26/12/2013 | 15/2/2014 |
Nghị định | 12/2015/NĐ-CP | 12/2/2015 | 1/1/2015 |
Thông tư | 45/2013/TT-BTC | 25/4/2013 | 10/6/2013 |
Thông tư | 156/2013/TT-BTC | 6/11/2013 | 20/12/2013 |
Thông tư | 78/2014/TT-BTC | 18/6/2014 | 2/8/2014 |
Thông tư | 119/2014/TT-BTC | 25/8/2014 | 1/9/2014 |
Thông tư | 151/2014/TT-BTC | 10/10/2014 | 15/11/2014 |
Thông tư | 26/2015/TT-BTC | 27/2/2015 | 1/1/2015 |
Thông tư | 96/2015/TT-BTC | 22/6/2015 | 6/8/2015 |
2. Cách tính thuế thu nhập danh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 3 thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi chung là Thông tư số 78/2014/TT-BTC) và điều 1 thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 1, điều 3 thông tư số 78/2014/TT-BTC và điều 1 thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn các nội dung trên hướng dẫn rõ mức thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN phải nộp) như sau:
Thuế TNDN phải nộp[1] | = | (Thu nhập tính thuế[2] | – | Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có))[3] | x | Thuế suất thuế TNDN[4] |
Trong đó,
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế[5] | + | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định[6] |
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu[7] | – | Chi phí được trừ[8] | + | Các khoản thu nhập khác[9] |
Doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính, số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi đóng trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc.
3. Về giải pháp thực thi quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định của luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì việc doanh nghiệp có thể được giảm/tránh nghĩa vụ đóng thuế theo quy định khi doanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: nếu mở rộng dự án đầu tư kinh doanh mới trên địa bàn được ưu đãi thuế và trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
- Doanh nghiệp được tính các khoản chi phí được trừ cao[10]:
- Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Mọi khoản chi của doanh nghiệp được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Doanh nghiệp thực hiện đăng ký trích khấu hao tài sản cố định trong trường hợp dự kiến có lãi nhiều: có thể theo phương pháp khấu hao nhanh nếu đáp ứng đủ điều kiện: Các loại tài sản có thể được chi khấu hao gồm[11]:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phù hơph mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao.
Các phương pháp trích khấu hao theo khoản 2 điều 13, thông tư 45/2013/TT-BTC
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
(ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng…).
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Hàng năm doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh.
Trường hợp doanh nghiệp được khấu hao nhanh khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Khi hoạt động có hiệu quả kinh tế cao
- Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, phải đảm bảo kinh doanh có lãi
- Mức khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng.
Trường hợp có thể tính khấu hao trên tài sản cố định cho doanh nghiệp như sau[12]:
Nhà gắn liền với đất sử dụng cho kinh doanh như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).
- Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.
- Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.
- Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống . Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn. Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
- Các tài sản cố định khác tham gia vào hoạt động kinh doanh như:
- Máy móc thiết bị
- Thiết bị và phương tiện vận tải
- Dụng cụ quản lý
- Súc vật, vườn cây lâu năm
- Doanh nghiệp đăng ký chuyển lỗ trong vòng 5 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm thu nhập chịu thuế. Khi doanh nghiệp lãi cần chuyển lỗ để nộp ít thuế đi. Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý khi tính tạm nộp quý có lãi và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. Sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau[13].
- Doanh nghiệp đi vay tiền chịu lãi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa tiền lãi đó vào chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thay vì yêu cầu thành viên góp vốn tự đi vay tiền để góp vốn điều lệ (tiền lãi từ tiền vay phục vụ cho việc góp vốn vào doanh nghiệp không được xem là chi phí hợp lý).
[1] Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp
[2] Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện (điều 5, nghị định 218/2013/NĐ-CP)
[3] Là một loại quỹ do doanh nghiệp thành lập để tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Doanh nghiệp được trích tối đa 10% mỗi năm thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập quỹ (điều 10, thông tư 78/2014)
[4] Thuế suất thuế TNDN: thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 như quy định tại khoản 6, điều 1, Luật thuế TNDN sửa đổi 2013, khoản 1, điều 10 NĐ 218/2013/NĐ-CP, điều 11, thông tư 78/2014/TT-BTC. Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ phát sinh ngoài khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và địa bàn ưu đãi thuế không áp dụng ưu đãi thuế: miễn thuế, giảm thuế quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 4 và Điều 15, Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP và khoản 17, điều 1 nghị định 12/2015/NĐ-CP
[5] Thu nhập được miễn thuế là các khoản thu nhập được miễn không tính vào thu nhập tính thuế. Theo quy định tại điều 8, thông tư 78/2014/TT-BTC thì thu nhập được miễn thuế gồm:
- thu nhập từ một số ngành đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp,
- dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
- …
- thu nhập từ doanh nghiệp có thuê mướn lao động là người khuyết tật, các đối tượng lao động khác cần trợ giúp xã hội
- thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, các đối tượng khác cần trợ giúp xã hội
- thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong nước khác
- khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
- thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải
- thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao
- thu nhập không chia của một số tổ chức xã hội
- thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
[6] Theo điều 9 thông tư 78/2014/TT-BTC thì lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang
Nếu: (Doanh thu- Chi phí được trừ+ Thu nhập khác)- Thu nhập miễn thuế>0 => Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là lãi
Nếu: (Doanh thu- Chi phí được trừ+ Thu nhập khác)- Thu nhập miễn thuế<0=> Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là lỗ
Doanh nghiệp chỉ được chuyển lỗ khi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là lãi
[7] Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ, bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
- Nếu Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu là số tiền chưa bao gồm thuế GTGT. Ví dụ với sản phẩm là 3 triệu- thuế suất 10%=> tiền thuế GTGT là 300.000. Nếu kê khai phương pháp khấu trừ thì doanh thu là 3 triệu (không bao gồm thuế GTGT)
- Nếu Doanh nghiệp nộp thuế GTTT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu là số tiền đã bao gồm thuế GTGT. Ví dụ với sản phẩm là 3 triệu- thuế suất 10%=> tiền thuế GTGT là 300.000. Nếu kê khai theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu là 3 triệu +300.000 là 3 triệu 3 trăm nghìn (đã bao gồm thuế GTGT)
- Thời điểm xác định doanh thu: giống với thời điểm xuất hóa đơn
- Kế toán doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn đầu ra khi bán, cung ứng dịch vụ để xác định doanh thu
[8] Có hai loại chi phí:
- Chi phí kế toán: toàn bộ các khoản chi phí phát sinh thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Chi phí thuế: là những khoản chi phí được trừ theo quy định tại điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC, điều 1, thông tư 151/2014/TT-BTC, khoản 2, điều 6, thông tư 119/2014/TT-BTC
[9] Các khoản thu nhập khác là các khoản không thuộc lĩnh vực ngành nghề, đăng ký kinh doanh ghi trong ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được quy định cụ thể tại điều 7, thông tư 78/2014/TT-BTC
- [10] căn cứ quy định tại điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC
[11]theo quy định tại điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC:
- [12] căn cứ theo quy định tại điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC:
[13] Theo quy định tại điều 9, thông tư 78/2014/TT-BTC
Chi tiết xin liên hệ Công ty luật Hnlaw & Partners
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com
http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/