Quản lý doanh nghiệp
10:03 - 19/11/2019
Quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp phát triển hay không phần lớn phụ thuộc vào sự quản lý doanh người giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp. Một trong những người quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đó là giám đốc, tổng giám đốc.
Quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp phát triển hay không phần lớn phụ thuộc vào sự quản lý doanh người giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp. Một trong những người quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đó là giám đốc, tổng giám đốc. Để hiểu rõ hơn về giám đốc, tổng giám đốc trong doanh nghiệp, HNLaw & Partners xin hướng dẫn Quý khách hàng về giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014.
1.Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
2. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc, tổng giám đốc đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể
a. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Tuyển dụng lao động;
+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Tuyển dụng lao động;
+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
c. Công ty Cổ phần
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
+ Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Tuyển dụng lao động;
+ Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Như vậy, cần lưu ý những điều sau đây:
- Hiện tại pháp luật chưa có quy định khi nào doanh nghiệp có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Việc gọi là Giám đốc hay Tổng Giám đốc là tùy theo quy mô và cách lựa chọn khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý của mỗi công ty sẽ có một cách gọi khác nhau, như công ty có nhiều Giám đốc thì người điều hành công ty được gọi là Tổng Giám đốc.
- Hiện tại, pháp luật không còn hạn chế Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc chỉ được làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc cho một công ty và đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trừ trường hợp đang làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
- Có nhiều cách khác nhau để hình thành nên chức danh Giám đốc, Tổng giám đốc bao gồm: bổ nhiệm, thuê, bầu và tự kiêm nhiệm. Việc bổ nhiệm, thuê, bầu, bãi nhiệm Giám đốc là một trong những hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, từ đó căn cứ theo tình hình, nhu cầu hoạt động kinh doanh mà công ty đưa ra việc làm cụ thể nhằm mục đích ổn định, phát triển cho doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Giám đố, tổng giám đốc trong doanh nghiệp” của HNLaw & Partners. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.
Chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS
Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com