Người quản lý doanh nghiệp
09:06 - 11/04/2022
Người quản lý doanh nghiệp
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Người quản lý doanh nghiệp
Tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp thì người quản lý doanh nghiệp có các chức danh khác nhau như:
Loại hình doanh nghiệp | Người quản lý doanh nghiệp |
Doanh nghiệp tư nhân | Chủ doanh nghiệp tư nhân |
Công ty TNHH 1 thành viên | Chủ tịch công ty |
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên | - Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên - Thành viên Hội đồng thành viên |
Công ty cổ phần | - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Thành viên Hội đồng quản trị |
Công ty hợp danh | Thành viên hợp danh |
Lưu ý: Người quản lý doanh nghiệp có thể là các chức danh khác được quy định theo điều lệ công ty như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Trưởng phòng/ban chuyên môn.
Vai trò của người quản lý doanh nghiệp
Người quản lý doanh nghiệp là những người mang rõ chức danh trong từng công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và trong Điều lệ công ty.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng chức danh cụ thể: Ví dụ: Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên (Điều 99), Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần (Điều 156)…
Người quản lý doanh nghiệp có thể được sắp xếp theo cấp bậc, những người quản lý chung và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề quan trọng được coi là những người quản lý cấp cao: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên…
Người quản lý cấp cơ sở (cấp dưới) có thể là Giám đốc hoặc các trưởng phòng/ban chuyên môn.
Tuy nhiên vai trò của người quản lý doanh nghiệp cho dù ở vị trí nào cũng gần như nhau, một số vai trò nổi bật như:
- Đại diện về mặt pháp lý cho công ty: Đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng với đối tác, đại diện tham gia, giải quyết các vụ việc tranh chấp, các thủ tục hành chính…
- Xây dựng cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp
- Quyết định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
- Thực hiện việc phân công, quản lý, kiểm tra công việc của cấp dưới quyền;
- Chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chi tiết xin liên hệ Công ty luật Hnlaw & Partners
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com