Hoạt động nhập khẩu dược phẩm

09:23 - 10/10/2019

Hoạt động nhập khẩu dược phẩm

Hoạt động nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài HNLaw & Partners nhận được câu hỏi của Quý khách hàng về thực hiện hoạt động nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Hoạt động nhập khẩu dược phẩm

Hoạt động nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

HNLaw & Partners nhận được câu hỏi của Quý khách hàng về thực hiện hoạt động nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. HNLaw & Partners xin hướng dẫn Quý khách hàng như sau:

1. Hoạt động nhập khẩu dược phẩm

Khoản 2 điều 2 Thông tư 34/2013/TT-BCT, thông tư công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư này”.

Dược phẩm không thuộc phụ lục 2 nêu trên. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động nhập khẩu dược phẩm.

2. Hoạt động phân phối dược phẩm

+ Khoản 3 Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-BCT, thông tư công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền phân phối đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 03 của Thông tư này”. Dược phẩm là một trong số 09 mặt hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 nêu trên

+ Khoản 10 điều 91 nghị định 54/2017/NĐ-CP, nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược quy định: “ Các cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, trừ thuốc và nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở sản xuất tại Việt Nam, bao gồm:

  • Bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc, giao thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ, cá nhân, tổ chức không phải là cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
  • Nhận đơn đặt hàng, nhận thanh toán thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ, cá nhân, tổ chức không phải là cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
  • Vận chuyển, nhận bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
  • Xác định, áp đặt giá bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở kinh doanh dược khác phân phối;
  • Quyết định chiến lược phân phối, chính sách kinh doanh của thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở kinh doanh dược khác phân phối;
  • Xây dựng kế hoạch cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam;
  • Hỗ trợ tài chính dưới mọi hình thức cho tổ chức, cá nhân trực tiếp mua thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở nhằm mục đích thao túng việc phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;
  • Thực hiện các hành vi khác liên quan đến phân phối thuốc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền nhập khẩu dược phẩm, đối với phân phối dược phẩm: chỉ được phân phối mặt hàng thuốc doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất tại Việt Nam.

Trên đây là những nội dung tư vấn về “Hoạt động nhập khẩu, phân phối dược phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

 

http://www.hnlaw.vn/tu-van-dau-tu/

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
Dự án bất động sản
Đầu tư sân gôn
Định giá doanh nghiệp
Lựa chọn nhà đầu tư