Điều kiện tiếp cận thị trường

08:57 - 21/12/2021

Điều kiện tiếp cận thị trường

Điều kiện tiếp cận thị trường là gì? Quy định về điều kiện tiếp cận thị trường như thế nào?

    Công cuộc đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ năm 1986. Từ thời điểm này, Việt Nam thực hiện chủ trương thu hút vốn FDI để phát triển kinh tế-xã hội. Thực tiễn cho thấy, với chính sách mở cửa, ưu đãi mạnh mẽ mà lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam khởi sắc.

Điều kiện tiếp cận thị trường

Chính vì vậy, việc quy định các điều kiện tiếp cận thị trường hiện tại đã và đang tạo một môi trường lành mạnh, minh bạch và rõ ràng nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài nắm được những quy định về pháp luật Việt Nam khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.

    Vậy điều kiện tiếp cận thị trường là gì? Quy định về điều kiện tiếp cận thị trường như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trao đổi một số nội dung xoay quanh vấn đề điều kiện tiếp cận thị trường.

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ?

    Kể từ ngày 01/01/2021, Luật Đầu tư 2020 thay thế Luật Đầu Tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Đầu tư 2020 đã ban hành một số quy định về điều kiện tiếp cận thị trường theo hướng tiếp cận hoàn toàn khác với luật Đầu Tư 2014. Đây là quy định được áp dụng đối với chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh bởi Luật Đầu Tư.

    Chúng ta hiểu điều kiện tiếp cận thị trường như sau: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

    Sự đổi mới của Luật Đầu Tư 2020 đã làm thay đổi đáng kể quy chế đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, Luật Đầu tư 2020 (“LĐT 2020”) bổ sung quy định về Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài (“Danh mục Ngành nghề Tiếp cận Thị trường có Điều kiện”), được vận hành theo cách tiếp cận “chọn-bỏ”(negaitve approach), tức là cam kết theo dạng “được làm tất cả những gì không bị hành chế”, thay vì phương pháp “chọn – cho” (positive approach), tức là cam kết theo dạng “chỉ được làm những gì được phép làm”.

Danh mục này sẽ do Chính phủ công bố bao gồm

- Ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường: Gồm có 25 ngành nghề, lĩnh vực chưa được tiếp cận thị trường, như: Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại; Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức; Đánh bắt hoặc khai thác hải sản; Dịch vụ điều tra và an ninh...; Đối với những lĩnh vực thuộc ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào Việt Nam.

- Ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện:  Gồm có: 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện, như: Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình; Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán; Dịch vụ bưu chính, viễn thông; Dịch vụ quảng cáo...

+ Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường , nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:

  • Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
  • Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
  • Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
  • Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
  • Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  • Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Ngoài danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng các điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Cơ sở pháp lý: Luật Đầu Tư 2020, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP,

DỊCH VỤ CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Công ty luật TNHH HNLAW & PARTNERS là một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam. Tham gia tư vấn, giải đáp thắc mắc cho các khách hàng là các nhà đầu tư nước ngoài đã và sắp tham gia đầu tư vào các lĩnh vực tại thị trường Việt Nam.

Chi tiết xin liên hệ công ty luật Hnlaw & Partners

Zalo: 0961.078.255

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
Dự án bất động sản
Đầu tư sân gôn
Định giá doanh nghiệp
Lựa chọn nhà đầu tư