Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

11:56 - 24/04/2022

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất thuộc thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm. Vậy thủ tục này được quy định như thế nào? Hãy cùng Hnlaw & Partners tìm hiểu nhé!

 

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản đbảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đm.

Cá nhân, pháp nhân có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, tìm hiểu thông tin về biện pháp bảo đảm.

Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật;

Hnlaw & Partners nhận được câu hỏi của quý khách hàng yêu cầu tư vấn như sau:

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất ở đâu

Tôi đã thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng, tôi cần đăng ký thế chấp tài sản trên ở đâu?
Trả lời:
Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp đảm quy định: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Vì vậy, anh/chị đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất, tài sản.
 
Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

3. Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);

4. Đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì ngoài các giy tờ theo quy định

5. Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

6. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:

a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định.

Chi tiết xin liên hệ Công ty luật Hnlaw & Partners

Zalo: 0961.078.255

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

Ký hợp đồng loại nào?
Hợp đồng thuê đất có bắt buộc phải công chứng không?
Lãi suất vay trong hợp đồng vay
Miễn thuế khi chuyển nhượng bất động sản
Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai