Cấp lại giấy phép lao động

14:20 - 20/01/2020

Cấp lại giấy phép lao động

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu không thuộc diện không phải cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì cần xin cấp giấy phép lao động.

Cấp lại giấy phép lao động

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu không thuộc diện không phải cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật thì cần xin cấp giấy phép lao động. Đối với giấy phép lao động, pháp luật quy định về việc cấp, cấp lại và trục xuất người lao động nước ngoài trong một số trương hợp. HNLaw & Parners xin hướng dẫn Quý khách hàng như sau:

Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật lao động năm 2012  như sau:

“Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp, việc cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép lao động đối với lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam”

1. Cấp giấy phép lao động (Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam)

Điều kiện cấp:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  • Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

2. Cấp lại giấy phép lao động (Điều 14 Nghị định 11/2016/NĐ-CP)

  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp quy định của pháp luật.
  • Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Lưu ý: Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại (Điều 16 Nghị định 11/2016/NĐ-CP)

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

3. Trục xuất người lao động nước ngoài (Điều 18 Nghị định 11/2016/NĐ-CP)

  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động) bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
  • Trường hợp tổ chức và cá nhân phát hiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người đó làm việc.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài đó.

Trên đây là những nội dung tư vấn về Những trường hợp cấp, cấp lại giấy phép lao động. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HNLAW & PARTNERS

Địa chỉ: Toà nhà DBS, số N028, lô 31 khu dịch vụ thương mại và nhà ở Hà Trì, phường Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội.

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

http://www.molisa.gov.vn/Pages/trangchu.aspx

http://www.hnlaw.vn/tu-van-dau-tu/

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
Dự án bất động sản
Đầu tư sân gôn
Định giá doanh nghiệp
Lựa chọn nhà đầu tư