Xuất khẩu phần mềm và thuế phí
10:52 - 17/11/2019
Xuất khẩu phần mềm và thuế phí
Thuế, phí phải nộp như sau: Các loại thuế, phí phải nộp Khách hàng muốn xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài với sản phẩm là mã bản quyền phần mềm được gửi qua mạng. Thông qua quá trình rà soát thì công ty sẽ phải chịu...
Xuất khẩu phần mềm và thuế phí
Thuế, phí phải nộp như sau:
I. Các loại thuế, phí phải nộp
Khách hàng muốn xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài với sản phẩm là mã bản quyền phần mềm được gửi qua mạng. Thông qua quá trình rà soát thì công ty sẽ phải chịu hai loại thuế như sau đối với xuất khẩu phần mềm:
Thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 0%
Căn cứ pháp lý: Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối tượng không chịu thuế GTGT có: “Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.” Như vậy, sản phẩm mà công ty kinh doanh theo đó sẽ là đối tượng không chịu thuế. Còn đối với sản phầm phần mềm khi được xuất khẩu thì Khoản 1 Điều 9 Thông tư này quy định: “Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu”. Như vậy, công ty sẽ chịu mức thuế GTGT với thuế suất là 0% đối với sản phẩm phần mềm mà công ty dự định xuất khẩu. Công ty trong trường hợp này sẽ vẫn phải thực hiện kê khai thuế và sẽ được khấu trừ phần thuế GTGT đầu vào đối với xuất khẩu phần mềm vì công ty đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC)
Xuất khẩu phần mềm và thuế phí
Thuế Thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 20%
Căn cứ pháp lý: Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì “kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi. Trường hợp xuất khẩu phần mềm của công ty không thuộc các đối tượng được áp dụng mức thuế suất khác theo Thông tư này nên thu nhập từ hoạt động xuất khẩu phần mềm của công ty sẽ được áp dụng thuế suất thông thường là 20%
Mặc dù hoạt động xuất khẩu phần mềm nhưng hoạt động này không chịu thuế xuất khẩu. Cụ thể hiện nay, tại Thông tư 65/2017/TT-BTC ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam không tồn tại loại hàng hóa là sản phẩm phần mềm được nhập khẩu qua mạng mà chỉ có hàng hóa chứa đựng phần mềm đó thuộc mã 85.23 của Phụ lục I Thông tư này. Khoản 1 Điều 3 Thông tư này cũng quy định danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được sử dụng để: “1. Xây dựng Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.” Như vậy, phần mềm được xuất khẩu qua mạng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Biểu thuế nên không phải chịu thuế xuất khẩu. Hơn nữa, tại Điều 16 Thông tư 219/2016/TT-BTC hướng dẫn luật thuế giá trị gia tăng quy định:
“Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường.
Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:
– Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan.”
Tóm lại, sản phẩm phần mềm mà công ty muốn xuất khẩu không chứa đựng trong các thiết bị phải chịu thuế xuất khẩu, không phải làm các thủ tục hải quan theo sự điều chỉnh của Luật Hải quan nên sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu.
Vậy khách hàng muốn xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài với sản phẩm là mã bản quyền phần mềm thì sẽ phải chịu thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp.
II. Thủ tục kê khai và nộp các loại thuế này:
Hiện tại công ty đang kê khai và nộp thuế theo quý và áp dụng phương pháp khấu trừ nên việc kê khai và nộp các loại thuế này sẽ theo quy định nộp thuế quý theo phưng pháp khấu trừ.
Đối với Thuế GTGT:
Theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.”. Như vậy, công ty phải hạch toán riêng thuế GTGT đối với sản phẩm phần mềm được xuất khẩu.
1. Nộp hồ sơ
Theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế thì doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ khai thuế gồm:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC.
2. Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp tại cơ quan thuế, bưu chính hoặc giao dịch điện tử (Điều 7 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
3. Thời hạn nộp hồ sơ: chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. (Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BCT hướng dẫn một số điều Luật Quản lý thuế)
4. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: Cục Thuế nơi công ty đặt trụ sở chính (Khoản 2 Điều 3 127/2015/TT-BTC cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý)
5. Nộp thuế:
- Thời hạn là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Địa điểm Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật; Tại Kho bạc Nhà nước; Tại cơ quan thuế quản lý thu thuế; Thông qua tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế;
- Hình thức: nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc hình thức điện tử
Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Nộp hồ sơ:
Theo Khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP thì công ty sẽ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp theo hình thức quyết toán năm. Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo tài chính năm;
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế).
2. Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp tại cơ quan thuế, bưu chính hoặc giao dịch điện tử (Điều 7 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
3. Thời hạn nộp hồ sơ: chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. (Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BCT)
4. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: Cục Thuế nơi công ty đặt trụ sở chính (Khoản 2 Điều 3 127/2015/TT-BTC cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý)
5. Nộp thuế
- Thời hạn là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Địa điểm Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật; Tại Kho bạc Nhà nước; Tại cơ quan thuế quản lý thu thuế; Thông qua tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế;
- Hình thức: nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc hình thức điện tử.
Công ty luật Hnlaw & Partners
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com
http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep/