Sự kiện gạo ST24 ST25
10:53 - 28/04/2021
Sự kiện gạo ST24 ST25 Câu hỏi: Luật sư Công ty luật Hnlaw & Partners nhìn nhận thế nào về vấn đề gạo ST24 và ST25? Trả lời: Thông tin gạo ST24, gạo ST25 đã bị 4 doanh nghiệp nước ngoài “nhanh tay” đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ được Cục Xúc tiến...
Sự kiện gạo ST24 ST25
Câu hỏi: Luật sư Công ty luật Hnlaw & Partners nhìn nhận thế nào về vấn đề gạo ST24 và ST25?
Trả lời:
Thông tin gạo ST24, gạo ST25 đã bị 4 doanh nghiệp nước ngoài “nhanh tay” đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) xác nhận qua thông tin phản ánh của doanh nghiệp.
Thực chất việc đăng ký thương hiệu gạo ST24, ST25 được bảo hộ thì thương hiệu đó phải gắn liền với tên của doanh nghiệp đó.
Do đó, mặc dù hiện có các hồ sơ xin cấp chứng nhận gạo ST24 vào Mỹ của doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước vẫn có cơ hội để đăng ký vì mỗi thương hiệu được bảo hộ sẽ gắn liền với tên của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, phần nội dung bảo hộ đi sau sẽ phải khác với các phần nội dung bảo hộ đã được đăng ký bảo hộ trước đó. Bài học từ vụ việc này là trước khi tung sản phẩm ra thị trường các doanh nghiệp trong nước nên chủ động đăng ký bảo hộ luôn thương hiệu của mình tránh tình trạng bị động và bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu trước.
Câu hỏi: Theo quan điểm của luật sư Công ty luật Hnlaw & Partners, luật pháp của Việt Nam đã đủ mạnh để bảo vệ các thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước chưa? Vì sao?
Trả lời:
Hiên nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu.
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xử sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách hiểu đó thì thuật ngữ thương hiệu chưa bao hàm được hết nội dung. Do đó, thương hiệu có thể là bất kỳ cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Nó có thể bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý.
Theo đó, theo điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu hàng hóa dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Về xuất xứ hàng hóa thì theo quy định tại điều 15, nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa thì tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
Do đó, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các quy định có liên quan chỉ ưu tiên cho người đăng ký trước chứ không ưu tiên cho người sử dụng trước. Do đó, cách hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền lợi của mình là các doanh nghiệp cần nhanh chóng đăng ký bảo hộ thương hiệu để có cơ sở pháp lý khi thương hiệu bị đánh cắp.
Việc bảo hộ thương hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trít tuệ. Theo khoản 3, điều 6, luật sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thủ tục đăng ký thương hiệu ra nước ngoài được thực hiện theo các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia. Đây là điều kiện tốt để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất.
Để thương hiệu được bảo hộ ở quốc gia khác hay trên phạm vi toàn thế giới thì các chủ thể tiến hàng đăng ký bảo hộ theo quy định của các điều ước quốc tế. Việt Nam đã là thành viên của thỏa ước Madrid (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký nhãn hiệu với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo thỏa ước này chủ thương hiệu chỉ cần dùng 1 đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Để đảm bảo quyền lợi của mình doanh nghiệp phải chủ động đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình.
Câu hỏi: Thương hiệu quốc gia nên được nhìn nhận thế nào từ góc độ thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, cụ thể là câu chuyện thương hiệu cho gạo Việt Nam?
Trả lời:
Như đã phân tích ở trên thương hiệu cũng được thể hiện qua chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa nên việc thương hiệu quốc gia thực chất là câu chuyện bảo hộ các sản phẩm đặc trưng cho quốc gia đó. Trong đó, mỗi sản phẩm của mỗi doanh nghiệp Việt Nam khi được bảo hộ đều có thể được coi là thương hiệu của quốc gia. Hiện nay, nhà nước Việt Nam cũng đã có nhiều dự án hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hộ thương hiệu trên thị trường cho các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, việc phối hợp nhanh chóng, chủ động, hiệu quả để đăng ký bảo hộ thương hiệu trước khi đưa sản phẩm ra thị trường là điều cấp bách và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam để có thể bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp mình, qua đó bảo hộ thương hiệu quốc gia.
Chi tiết xin liên hệ Công ty luật Hnlaw & Partners
Email: tuvan.hnlaw@gmail.com