Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
08:19 - 14/03/2022
Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Câu hỏi:
Xin hỏi Hnlaw & Partners: Tôi đang sở hữu một nhãn hiệu ăn nên làm ra và rất có triển vọng. Bạn bè tôi đều khuyên tôi nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nếu không sau này có nhiều rủi ro. Vậy, cho tôi hỏi, những rủi ro mà tôi có thể gặp phải khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì ạ? Có khi nào một người không kinh doanh sản phẩm của tôi mà vẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trùng hoàn toàn với nhãn hiệu của tôi. Sau đó yêu cầu tôi bồi thường hoặc gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm liên quan đến nhãn hiệu đó hay không? Xin cảm ơn!
Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Trả lời:
Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
1. Mất quyền đăng ký nhãn hiệu: Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.
2. Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu: Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
3. Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép: Theo điểm c, khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm (1) khởi kiện tại tòa án nhân dân (2) xử phạt vi phạm hành chính.
4. Ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh: Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều về tiền và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến nguy cơ người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của mình.
Không hoạt động kinh doanh có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?
Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
+ Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Quyền đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ theo hướng dẫn tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì thuộc về các đối tượng sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ đó; do đó, nếu một người không kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ là đối tượng có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì không được đăng ký bảo hộ cùng một nhãn hiệu, không có quyền đối với chủ sở hữu: là được hưởng và sử dụng độc quyền nhãn hiệu, trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, yêu cầu bất kỳ người nào xâm phạm quyền này phải chấm dứt hành vi xâm phạm yêu cầu bồi thường hoặc gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm liên quan đến nhãn hiệu đó.
Chi tiết xin liên hệ Công ty luật Hnlaw & Partners
Hotline: tuvan.hnlaw@gmail.com