Lưu ý về hợp đồng hợp tác kinh doanh

09:28 - 18/12/2021

Lưu ý về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Lưu ý về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp tác kinh doanh là sự phát triển của các mối quan hệ chiến lược, thành công, lâu dài giữa khách hàng và nhà cung cấp, dựa trên việc đạt được thông lệ tốt nhất và lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong mô hình đối tác kinh doanh, các chuyên gia nhân sự làm việc chặt chẽ với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý trực tuyến để đạt được các mục tiêu tổ chức chung. Trong thực tế, mô hình đối tác kinh doanh có thể được mở rộng để bao gồm các thành viên của bất kỳ chức năng kinh doanh nào, ví dụ: Tài chính, CNTT, Nhân sự, Pháp lý, Quan hệ đối ngoại, đóng vai trò là người kết nối, liên kết chức năng của họ với các đơn vị kinh doanh để đảm bảo rằng hoặc chức năng, chuyên môn họ phải cung cấp được đặt trong mối quan tâm thực sự và hiện tại của doanh nghiệp để tạo ra giá trị.

Lưu ý về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ nêu một số thông tin về hình thức hợp tác kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp tác kinh doanh theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Lưu ý về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Để hiểu rõ về hình thức hợp tác kinh doanh này thì hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu là như thế nào?

Theo Luật đầu tư 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, nếu họ không muốn thành tổ chức kinh tế, thì lúc này họ có thể thành lập hợp đồng hợp tác kinh doanh dạng BCC (Business Cooperation Contract) để thể hiện sự liên kết đầu tư giữa hai bên.

Đây cũng chính là một hình thức đầu tư - đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Về nội dung: Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BCC

Ưu điểm

-   Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế.

-   Nhà đầu tư sẽ không phụ thuộc vào nhau quá nhiều và có thể linh động, hỗ trợ cho nhau.

-   Tiến hành đầu tư theo hợp đồng BCC còn giúp các nhà đầu tư khi ký kết được lựa chọn phương án góp vốn, phân chia kết quả kinh doanh sao cho phù hợp với mức độ đóng góp của các bên tham gia.

Nhược điểm

-   Mối quan hệ ràng buộc giữa các chủ thể của hợp đồng BCC khá lỏng lẻo. Việc ký kết hợp đồng là nhanh chóng và không thành lập tổ chức kinh tế mới nên giữa các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ thông qua các cam kết hợp đồng. Trường hợp các bên không đồng ý hoặc mâu thuẫn với nhau thì rất có thể sẽ dẫn đến phá vỡ hợp đồng, ngừng hợp tác kinh doanh.

-   Không thành lập tổ chức kinh tế mới nên không có con dấu riêng. Điều này dẫn đến khi vận hành các hoạt động kinh doanh trên cơ sở hợp đồng thì có thể phải sử dụng nhờ con dấu của một doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp liên doanh hợp tác. Do đó, nếu doanh nghiệp sử dụng con dấu riêng để quyết định các việc chung nếu không được kiểm soát tốt thì có thể dẫn đến lạm quyền, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác.

-   Pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC.  Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này. Nếu có sự vi phạm của một bên trong việc ký kết hợp đồng với bên thứ ba, hay có sai phạm thì sẽ dễ xảy ra tranh chấp và chưa có quy định cụ thể để giải quyết.

-   Bất cập nếu có doanh nghiệp phá sản, giải thể, việc xử lý những tài sản mang ra hợp tác theo hợp đồng BCC sẽ còn ảnh hưởng lớn đến các chủ thể khác cùng tham gia hợp đồng nếu các tài sản đó đang được sử dụng để tạo ra các lợi ích chung.

Lưu ý về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Chi tiết xin liên hệ Công ty luật Hnlaw & Partners

Zalo: 0961.078.255

Email: tuvan.hnlaw@gmail.com

http://www.hnlaw.vn/tu-van-doanh-nghiep

Góp vốn vào doanh nghiệp
Mã cở sở đóng gói
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Cấp giấy phép lao động
Cấp phép xuất khẩu gạo